Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí?

Nghị định 116/2021 của Chính phủ quy định sinh viên sư phạm được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, không phải sinh viên sư phạm nào cũng được hưởng chính sách này.

Có phải tất cả sinh viên sư phạm đều được hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí?

Sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM các năm trước. ĐÀO NGỌC THẠCH

Mỗi sinh viên sư phạm được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng

Bộ GD-ĐT vừa gửi các trường đào tạo sư phạm văn bản hướng dẫn tiếp tục thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội theo Nghị định 116/2020 của Chính phủ với các ngành đào tạo giáo viên (sư phạm). Theo đó, văn bản này hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt với sinh viên sư phạm cho khóa tuyển sinh năm 2021.

Theo Nghị định 116, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí. Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học; mức hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường (mỗi năm học 10 tháng).

Sinh viên sư phạm có thể đăng ký đào tạo theo các hình thức: giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo thông báo nhu cầu của các địa phương; đào tạo theo nguyện vọng của cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp (đào tạo theo nhu cầu xã hội). Với sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội, nếu cam kết làm trong ngành giáo dục cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.

Nghị định này chính thức có hiệu lực từ 15.11.2020 và bắt đầu áp dụng cho sinh viên khoá tuyển sinh 2021. Theo hướng dẫn này, để thực hiện, trường đào tạo giáo viên cần thực hiện theo 2 bước:

Bước 1, cung cấp thông tin và nhận đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt của sinh viên. Trong đơn này, mỗi sinh viên có thể đề nghị tối đa 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên đối với các địa phương đã giao nhiệm vụ, đặt hàng. Các địa phương này cũng chính là nơi có nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại địa phương sau này.

Bước 2, từ kết quả xét chọn của địa phương, trường học sẽ thông báo cho người học và triển khai công tác tài chính, kinh phí.

Sinh viên sư phạm nào phải đóng học phí?

Từ kết quả xét chọn của địa phương, sẽ có 3 nhóm sinh viên sư phạm cụ thể liên quan việc hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.

Trường hợp 1 là sinh viên đã nộp đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt và các hồ sơ liên quan. Hồ sơ của sinh viên này đáp ứng điều kiện của địa phương và được địa phương xét chọn, cơ sở đào tạo và địa phương phối hợp triển khai kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên.

Trường hợp 2 là các sinh viên không thuộc đối tượng giao nhiệm vụ, đặt hàng. Các sinh viên này đã nộp đơn và các hồ sơ liên quan nhưng hồ sơ của sinh viên không đáp ứng điều kiện của địa phương và không được địa phương xét chọn. Tuy nhiên, các sinh viên đã nộp đơn đề nghị công tác trong ngành giáo dục. Khi đó, căn cứ vào số chỉ tiêu còn lại trong phạm vi chỉ tiêu của Bộ GD-ĐT đã thông báo sau khi trừ đi chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng (trường hợp 1), cơ sở đào tạo giáo viên lập dự toán kinh phí và gửi cơ quan cấp trên tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính bố trí dự toán theo quy định của luật Ngân sách nhà nước. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên được cấp cho trường theo hình thức giao dự toán theo quy định phân cấp Ngân sách hiện hành.

Trường hợp 3 là những sinh viên không nộp đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt và các hồ sơ liên quan. Dù vẫn thuộc chỉ tiêu Bộ GD-ĐT đã thông báo nhưng sinh viên sư phạm này phải đóng học phí cho cơ sở đào tạo giáo viên theo quy định tại Nghị định số 81 và không được nhận hỗ trợ chi phí sinh hoạt từ ngân sách nhà nước.

Với hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2020 của Chính phủ, các trường đào tạo sư phạm có căn cứ cụ thể thực hiện công tác tài chính áp dụng với sinh viên khoá tuyển sinh 2021. Trước đó, dù Chính phủ quy định sinh viên trúng tuyển vào sư phạm năm học 2021 - 2022 được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí nhưng một số trường vẫn phải tạm thu học phí do chưa có hướng dẫn cụ thể.

Theo Hà Ánh/TNO

Tin cùng chuyên mục

Nhóm ngành công nghệ thông tin có rất nhiều trường đại học đào tạo. Học phí các trường có sự chênh lệch rất lớn.
Từ ngày 24 - 28/4, Bộ GD-ĐT tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng kí dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng kí dự thi chính thức từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Kết quả của đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được công bố vào đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 15-4.
Sau 17 năm thực hiện chuyển đổi từ mô hình trường ĐH dân lập sang trường ĐH tư thục, Trường ĐH dân lập công nghệ Sài Gòn đã nhận được quyết định công nhận trở thành Trường ĐH tư thục Công nghệ Sài Gòn.
Sáng 7/4, hơn 95.000 thí sinh chính thức bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM. Đây là đợt thi có số thí sinh đông nhất trong lịch sử kỳ thi này.
Bộ Y tế vừa có dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe với những nội dung về chương trình đào tạo, học phí, văn bằng...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề