Chưa đến 5% thí sinh đạt từ 100/150 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội

Sau 4 đợt thi đánh giá năng lực được tổ chức trong tháng 3-4 vừa qua, Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết  phổ điểm ổn định theo từng đợt thi, số thí sinh đạt từ 100 điểm trở lên chiếm 4,4%.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cho biết đến ngày 26/4, cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQGHN nhận được 88.910 lượt đăng ký dự thi năm 2023.

Phụ huynh và thí sinh tra cứu thông tin tại điểm thi

Các đợt thi tháng 3 và tháng 4 đã hoàn thành, phục vụ 43.761 thí sinh với tỉ lệ thí sinh dự thi đạt 97,3%.

Phổ điểm thi của 4 đợt đầu tiên theo phân bổ chuẩn, điểm trung bình 75,2/150; trung vị là 75,0/150; độ lệch chuẩn 13,7. Thí sinh đạt điểm cao nhất 129/150, thấp nhất 31/150. So với cùng kỳ năm 2022, điểm trung bình năm 2023 giảm 2,4 điểm.

Theo GS Nguyễn Tiến Thảo đánh giá, phổ điểm ổn định theo từng đợt thi, số thí sinh đạt từ 100 điểm trở lên chiếm 4,4%. Kết quả thống kê các đợt thi đầu tiên cung cấp thông tin quan trọng cho các trường đại học xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp theo lĩnh vực, nhóm ngành đào tạo.

Vừa qua, có ý kiến phản ánh trên mạng xã hội là số lượng câu hỏi của mỗi phần (môn thi) ở các đề thi khác nhau. Trước vấn đề này, ông Thảo cho hay trong phần giới thiệu bài thi HSA, đã nêu rõ gồm 150 câu hỏi tính điểm kèm theo 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm. Do đó, nếu như số câu hỏi của phần Lý có thể 11 câu hỏi nhưng chỉ tính điểm cho 10 câu.

Nếu đề thi của một thí sinh nào đó có 11 câu hỏi Lý thì người khác sẽ có 11 câu hỏi Hóa hoặc Sử… Bài thi có cộng thêm thời gian làm bài cho câu thử nghiệm không tính điểm. Câu thử nghiệm cũng có thể lặp lại trong một vài đợt thi đôi khi làm thí sinh nghĩ đề thi lặp lại.

Nguyên tắc của thử nghiệm phải kiểm nghiệm chéo và đủ số lượng phản hồi mới đủ độ tin cậy của câu hỏi chuẩn hóa. Hàng năm, Quy chế thi HSA của ĐHQGHN quy định bổ sung tối thiểu khoảng 20% câu hỏi mới nên việc lồng ghép câu hỏi thử nghiệm trong đề thi chính thức góp phần tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi thi.

Ông Thảo cũng thông tin thêm, đến thời điểm hiện tại, thống kê có 74 trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi HSA để xét tuyển. Việc thống kê điểm thi các đợt diễn ra trong tháng 3-4 để các đơn vị đào tạo, thí sinh xây dựng phương án xét tuyển, ứng tuyển phù hợp với năng lực, chuyên môn và định hướng nghề nghiệp. Phổ điểm thi của các đợt thi tháng 5 và 6 sẽ công bố sau ngày 5/6.

Theo Nghiêm Huê/ TPO

Tin cùng chuyên mục

Nhóm ngành công nghệ thông tin có rất nhiều trường đại học đào tạo. Học phí các trường có sự chênh lệch rất lớn.
Từ ngày 24 - 28/4, Bộ GD-ĐT tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng kí dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng kí dự thi chính thức từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Kết quả của đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được công bố vào đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 15-4.
Sau 17 năm thực hiện chuyển đổi từ mô hình trường ĐH dân lập sang trường ĐH tư thục, Trường ĐH dân lập công nghệ Sài Gòn đã nhận được quyết định công nhận trở thành Trường ĐH tư thục Công nghệ Sài Gòn.
Sáng 7/4, hơn 95.000 thí sinh chính thức bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM. Đây là đợt thi có số thí sinh đông nhất trong lịch sử kỳ thi này.
Bộ Y tế vừa có dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe với những nội dung về chương trình đào tạo, học phí, văn bằng...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề