Choáng với mức học phí ngành Răng hàm mặt của 6 trường đại học ở TP.HCM

Răng hàm mặt là ngành có mức học phí cao nhất trong khối ngành sức khỏe và cũng trong tất cả các ngành đào tạo đại học hiện nay.

Theo công bố của các trường đại học (ĐH) tại TP.HCM, mức học phí năm học 2024-2025 ở nhóm đào tạo khối ngành sức khỏe có mức cao nhất, cả ở những trường ĐH công lập và ngoài công lập tại.

Hiện nay, TP.HCM có ba trường ĐH công lập đào tạo chuyên sâu về khối ngành sức khỏe là Trường ĐH Y dược TP.HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Khoa học sức khỏe (ĐH Quốc gia TP.HCM). Cạnh đó, còn có ba trường ĐH ngoài công lập đào tạo khá mạnh về nhóm ngành này là Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Văn Lang.

Học phí khối ngành này thường dao động từ 40 lên đến khoảng 200 triệu đồng/năm học. Trong đó, Răng hàm mặt là ngành có mức học phí cao nhất ở tất cả các trường.

Bởi, theo lý giải của đại diện một trường công lập, chi phí đào tạo ngành Răng hàm mặt rất cao vì phải đầu tư trang thiết bị lớn và hiện đại. Khi học và thực hành, mỗi em phải làm riêng một máy. Mỗi đầu khoan của máy trong nha khoa rất đắt tiền nhưng chỉ dùng một lần là bỏ chứ không tái chế hay sử dụng lại được.

Cũng theo vị này, mức chi phí thực tế cao hơn nhiều so với mức học phí trường thu vào nhưng trường phải cân nhắc mức thu hợp lý để thuận lợi cho sinh viên.

Thí sinh tìm hiểu các ngành học tại Trường ĐH Y dược TP.HCM. Ảnh: P.ANH

Cụ thể, tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, mức học phí cao nhất toàn trường và cao nhất khối ngành sức khỏe là Răng hàm mặt với 183 triệu đồng/năm học, kế đến là Y khoa với 152 triệu đồng/năm và hai ngành đều học trong 6 năm. Các ngành Y dược khác từ 34 đến 54 triệu đồng/năm học.

Tại Trường Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, học phí chương trình cử nhân năm nay ở ngành Răng hàm mặt và Y đa khoa cũng cao nhất khi lên đến 180 triệu đồng/năm học. Các ngành khối Y dược còn lại từ 35 đến 90 triệu đồng/năm học.

Theo trường, học phí này là mức dành cho cho sinh viên mới nhập học năm 2024 này và đã được áp dụng chương trình học bổng của trường. Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trong mỗi học kỳ và sẽ được điều chỉnh theo từng học kỳ trong suốt toàn khóa của sinh viên.

Còn với Trường ĐH Văn Lang, học phí theo tín chỉ của sinh viên trong khoảng 1-2 triệu đồng/tín chỉ. Mỗi học kỳ, sinh viên học từ 10-18 tín chỉ.

Một khóa học trung bình 120 - 130 tín chỉ, riêng một số ngành học Kỹ sư và ngành Đào tạo 5 - 6 năm có tổng khối lượng đào tạo từ 150 - 180 tín chỉ.

Trong đó, ngành Y khoa, Răng hàm mặt, Y học cổ truyền có học phí cao nhất, từ 80-100 triệu đồng/học kỳ.

Ở các trường công lập, mức học phí cao nhất là Trường ĐH Y dược TP.HCM với ngành Răng hàm mặt là 84,7 triệu đồng/năm học, kế đến là Y khoa 82,2 triệu đồng/năm học. Các ngành còn lại 46-60,5 triệu đồng/năm học.

Kế đến là Trường ĐH Khoa học sức khỏe (ĐH Quốc gia TP.HCM), Y khoa, Răng hàm mặt, Dược học, Y học cổ truyền là 62,2 triệu đồng/năm. Ngành Điều dưỡng là 47,2 triệu/năm.

Cuối cùng là Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch với hai mức học phí. Y khoa, y học cổ truyền, Dược học, Răng hàm mặt học phí 55,2 triệu đồng/năm học (10 tháng). Các ngành còn lại là 41,8 triệu đồng/năm học.

Theo Phạm Anh/ Pháp luật TP.HCM

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.