Cho phép đào tạo chương trình giáo dục thường xuyên trong trường nghệ thuật

Bộ GD&ĐT đồng ý với đề xuất của các đơn vị cho phép các trường đào tạo nghệ thuật tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên như đã thực hiện thời gian qua cho các khoá học tuyển sinh từ năm học 2021 - 2022 trở về trước.

Cho phép đào tạo chương trình giáo dục thường xuyên trong trường nghệ thuậtBộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Sở GD&ĐT Hà Nội về việc thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật. Theo đó, Bộ cho biết nhận được công văn của Sở GD&ĐT Hà Nội về việc giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT trong các trường đào tạo nghệ thuật.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT khẳng định đối với việc thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT trong các cơ sở giáo dục thời gian qua Bộ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Cụ thể, gần đây nhất là văn bản được ban hành hồi tháng 8 về việc dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các trường đào tạo nghệ thuật đảm bảo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019.

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về tháo gỡ vướng mắc trong giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các cơ sở đạo tạo nghệ thuật, để đảm bảo quyền lợi cho người học trong tình hình thực tế hiện nay và đảm bảo sự ổn định của trường, Bộ đồng ý với đề xuất của các đơn vị trên, cho phép các trường đào tạo nghệ thuật tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên như đã thực hiện thời gian qua cho các khoá học tuyển sinh từ năm học 2021 - 2022 trở về trước.

Trước đó, liên quan đến việc đào tạo và cấp bằng văn hoá trong trường nghệ thuật, hơn 300 phụ huynh Học viện Múa Việt Nam đã vô cùng bức xúc trước cách giải quyết tắc trách, không đảm bảo quyền lợi cho người học.

Gần đây, phụ huynh trường CĐ Nghệ thuật Hà Nội cho biết, nếu trước đây khi con họ tham gia học chương trình Giáo dục thường xuyên bậc THPT ở trong trường, khi tốt nghiệp bằng THPT của các em sẽ ghi là học tại trường cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội và được trường này ký, đóng dấu. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 5/8 tất cả mọi hoạt động liên quan đến học văn hoá đều phải liên kết với trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019.

Việc này đã khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Theo Nghiêm Huê/TPO

Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 24 - 28/4, Bộ GD-ĐT tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng kí dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng kí dự thi chính thức từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Kết quả của đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được công bố vào đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 15-4.
Sau 17 năm thực hiện chuyển đổi từ mô hình trường ĐH dân lập sang trường ĐH tư thục, Trường ĐH dân lập công nghệ Sài Gòn đã nhận được quyết định công nhận trở thành Trường ĐH tư thục Công nghệ Sài Gòn.
Sáng 7/4, hơn 95.000 thí sinh chính thức bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM. Đây là đợt thi có số thí sinh đông nhất trong lịch sử kỳ thi này.
Bộ Y tế vừa có dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe với những nội dung về chương trình đào tạo, học phí, văn bằng...
Nhiều trường đại học công lập đã công bố học phí năm học 2024-2025, mức học phí lên tới hàng trăm triệu đồng/năm học.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề