Chính phủ đã chốt việc miễn, giảm học phí mầm non, PTTH năm học tới

Sáng nay, 28.8, trước khi hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021 chính thức diễn ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã họp bàn và đã chốt việc sẽ miễn, giảm học phí mầm non, phổ thông trung học (PTTH) năm học tới.

Chính phủ đã chốt việc miễn, giảm học phí mầm non, PTTH năm học tới

Hội nghị tổng kết năm học 2020 - 2021, bàn phương hướng nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. ẢNH QUÝ HIÊN

Sáng nay, 28.8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020 - 2021, bàn phương hướng nhiệm vụ năm học mới của toàn ngành. Hội nghị được chủ trì bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính, với sự tham gia điều hành của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn. 

Hội nghị có 65 điểm cầu ở 63 tỉnh, thành và hơn 400 điểm cầu tại các cơ sở giáo dục đại học. Tại hầu hết các điểm cầu của các địa phương đều có các bí thư tỉnh ủy hoặc chủ tịch UBND tỉnh chủ trì các điểm cầu.

Trước khi hội nghị chính thức diễn ra, tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng chia sẻ thông tin với với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc hôm qua, 27.8, “đã chốt với anh Đam (Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - phóng viên), Chính phủ sẽ miễn, giảm học phí cho năm học tới”.

Là địa phương đầu tiên báo tại hội nghị, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cũng cho biết, thành phố đang rà soát để có chính sách miễn, giảm học phí phù hợp với giáo dục mầm non và các trường công lập các cấp học THCS, THPT (từ hàng chục năm nay toàn ngành giáo dục đã thực hiện chính sách miễn học phí với cấp tiểu học - phóng viên).

Ông Ngọc Anh cũng đề nghị Chính phủ sớm có nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí, chính sách miễn, giảm, hỗ trợ học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021, vì đến thời điểm này, Nghị định 86 đã hết hiệu lực nên các địa phương không có căn cứ để đề xuất với HĐND về các chính sách miễn, giảm học phí.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, năm học 2020 - 2021, thầy trò toàn ngành GD-ĐT đã kiên cường vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Dịch Covid-19 bùng phát trở lại đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tất cả các ngành, lĩnh vực của hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Để thích ứng trước tình hình đó, ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; vừa hoàn thành kế hoạch năm học 2020 - 2021 của ngành giáo dục.

Theo Quý Hiên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Nhóm ngành công nghệ thông tin có rất nhiều trường đại học đào tạo. Học phí các trường có sự chênh lệch rất lớn.
Từ ngày 24 - 28/4, Bộ GD-ĐT tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng kí dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng kí dự thi chính thức từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Kết quả của đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được công bố vào đúng một tuần sau khi thi, tức ngày 15-4.
Sau 17 năm thực hiện chuyển đổi từ mô hình trường ĐH dân lập sang trường ĐH tư thục, Trường ĐH dân lập công nghệ Sài Gòn đã nhận được quyết định công nhận trở thành Trường ĐH tư thục Công nghệ Sài Gòn.
Sáng 7/4, hơn 95.000 thí sinh chính thức bước vào kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024 của Đại học Quốc gia TPHCM. Đây là đợt thi có số thí sinh đông nhất trong lịch sử kỳ thi này.
Bộ Y tế vừa có dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe với những nội dung về chương trình đào tạo, học phí, văn bằng...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề