Chỉ với một tờ giấy trắng, ĐH Harvard vạch rõ bạn phù hợp làm nghề gì

Trường Kinh doanh Harvard danh tiếng đã giao một bài tập cho các cựu sinh viên, tạm gọi là "Bảy câu chuyện" - với một tờ giấy trắng có thể chỉ ra bạn nên học ngành gì, làm nghề gì thì phù hợp.

Thông qua một bài tập về nhà, Trường Kinh doanh Harvard đã giúp nhiều cựu sinh viên tìm ra "kim chỉ nam" cho nghề nghiệp.

Chỉ với một tờ giấy trắng, ĐH Harvard vạch rõ bạn phù hợp làm nghề gì

Sinh viên tại ĐH Harvard.

Việc lựa chọn ngành học cho học sinh cuối cấp cũng như công việc tương lai cho sinh viên sắp ra trường luôn là câu hỏi không dễ dàng. Nhiều bạn trẻ thậm chí không thể tìm ra được mình thực sự yêu thích điều gì, sở trường, khả năng thế mạnh của bản thân ở đâu. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc tương lai của bạn trẻ.

Không ít bạn trẻ ngày ngày làm những công việc bản thân không hề hứng thú, làm việc đối phó qua ngày nhưng rồi càng làm càng chán và khi muốn từ bỏ lại không biết bản thân đam mê gì, nên chọn con đường nào.

Vấn đề tưởng như khó lại được Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School) giải quyết theo cách đơn giản không tưởng. Ngôi trường danh tiếng thế giới đã giao một bài tập mang tên "Bảy câu chuyện". Và chỉ cần một tờ giấy trắng, sinh viên có thể tìm ra hướng đi phù hợp cho bản thân trong sự nghiệp.

Bạn trẻ cần làm các bước như sau:

Lấy một tờ giấy và viết ra 25 thành tựu khác nhau khiến bản thân thật sự tâm đắc. Đó là những thành tựu mà bạn thực hiện dựa trên sở thích cá nhân, không phải vì gia đình mong muốn định hướng kỳ vọng, hay vì lý do tài chính,... Các thành tựu có thể liên quan đến mọi lĩnh vực và mốc thời gian trong cuộc sống, từ trường học đến công việc.

Tiếp đó, bạn xếp hạng mức độ quan trọng cũng như tầm ảnh hưởng của thành tựu đó. Hãy chọn 7 thứ hạng cao nhất và bỏ qua 18 thứ hạng còn lại.

Kế đến, hãy viết ra 7 câu chuyện về 7 thành tựu này, nêu rõ điều bạn thích nhất ở những thành tựu, trải nghiệm này.

Sau khi đã viết 7 câu chuyện, hãy đi tìm "từ khóa"! Hãy xem trong mỗi câu chuyện, điều gì được bạn viết lặp lại nhiều nhất. Nếu đó là "tôi thích ở trên sân khấu" thì đúng rồi: Bạn phù hợp với những công việc như biểu diễn, có công chúng, có ánh hào quang... Nếu có những từ khóa liên quan đến "máy ảnh, camera" thì bạn phù hợp với các công việc nhiếp ảnh, quay phim... Với những từ khóa như "tôi thích làm mọi việc với mọi người" thì có lẽ các công việc về nhân sự, quảng giao, báo chí... sẽ thích hợp với bạn.

Vậy đấy, với một tờ giấy, bạn trẻ có thể thực hành ngay bây giờ để tìm ra thế mạnh, đam mê và định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

Theo Lệ Thu/Dân Trí

Tin cùng chuyên mục

Game đang trở thành một trong nhiều ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào nền kinh tế số. Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành game Việt đang “khát” nguồn nhân lực chất lượng, được đào tạo bài bản.
Trong Hội nghị thượng đỉnh chính phủ thế giới diễn ra vào tháng 2/2024, lời phát biểu của ông Jensen Huang - Giám đốc điều hành Tập đoàn Nvidia - đã gây sự chú ý lẫn những tranh luận đa chiều. Theo ông, giới trẻ không cần học lập trình nữa bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ làm việc đó; giới trẻ chỉ nên học các ngành sinh học, giáo dục, nông nghiệp…
Quan hệ công chúng (viết tắt là PR) là một ngành thuộc lĩnh vực truyền thông.
Trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Ai cũng cần những người thầy trong đời. Người thầy đứng trên bục giảng nhìn xuống những gương mặt chăm chú của học trò để biết kiến thức của mình đang được gieo xuống mảnh đất màu mỡ mỗi ngày. Ở đó những mầm xanh hối hả vươn lên!
Điện thoại, máy tính, ti vi hay xe máy, ô tô, máy bay,… đều không thể vận hành nếu thiếu một thành phần cốt lõi, chip bán dẫn. Trong đó, các mạch tích hợp chứa hàng triệu, thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử trên một chíp bán dẫn, giúp tạo ra các bộ vi xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ dung lượng lớn và các ứng dụng di động ngày càng nhỏ gọn. Quá trình tạo ra các mạch tích hợp ấy chính là nhiệm vụ của ngành thiết kế vi mạch.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề