Chế mực viết, màu vẽ từ phế phẩm nông sản: Nhóm sinh viên thắng lớn ở chương trình khởi nghiệp của Bộ GD&ĐT

Đau đáu với mong muốn trẻ em dùng sản phẩm thân thiện với môi trường trong học tập, nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng đã sáng tạo ra mực viết, màu vẽ từ rau, củ, quả bị vứt bỏ.

Dự án Mực thực vật Botanical Inks (BINKS) của nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng vừa đạt giải Nhất chương trình Hỗ trợ sinh viên tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Chế mực viết, màu vẽ từ phế phẩm nông sản: Nhóm sinh viên thắng lớn ở chương trình khởi nghiệp của Bộ GD&ĐT

Từ phế phẩm nông sản, sinh viên Đại học Đà Nẵng đã tạo ra mực viết, màu vẽ.

Trưởng nhóm Trần Nhân Kiệt (ngành Khoa học Y sinh, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh) chia sẻ, mỗi năm có hàng trăm tấn phụ phẩm rau, củ, quả bị vứt bỏ, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, rất nhiều phụ huynh quan tâm đến tính an toàn của các loại mực viết, màu vẽ mà con em họ sử dụng. Nhu cầu về những sản phẩm thân thiện với môi trường ngày một gia tăng.

Xuất phát từ thực tế đó, Kiệt cùng các cộng sự nghĩ đến việc tận dụng phế phẩm nông sản từ chợ, nông trại để tạo nên mực viết và màu vẽ. Cả nhóm dày công nghiên cứu quá trình biến đổi màu sắc của hợp chất anthocyanin thu được từ rau, củ, quả. Để có được công thức hợp lý, hiệu quả, các bạn đã trải qua không biết bao nhiêu lần thử nghiệm, điều chỉnh các thông số nhiệt độ, độ pH… Cuối cùng, mực viết và màu vẽ từ rau củ cũng ra đời với quy trình sản xuất mới mẻ, gần như chưa từng được áp dụng tại Việt Nam.

Kiệt cho hay, ưu điểm của sản phẩm là không chứa hóa phẩm độc hại tạo màu, giá thành thấp hơn và có độ khô màu nhanh gấp khoảng 6 lần so với màu nước vẽ trên thị trường (khoảng 3 - 4 phút so với 25 - 30 phút). Sau khi trình làng, sản phẩm đã được nhiều nơi mua, đặc biệt là các lớp học vẽ, trường mầm non. “Đây là tiền đề quan trọng để thương mại hóa sản phẩm vào giai đoạn sau với hai hướng đi mới làm mực in và màu nhuộm vải - hai nguyên liệu đang chiếm lĩnh nền công nghiệp dệt may và in ấn”, Kiệt nhìn nhận.

Chế mực viết, màu vẽ từ phế phẩm nông sản: Nhóm sinh viên thắng lớn ở chương trình khởi nghiệp của Bộ GD&ĐT

BINKS giành giải Nhất và được trao “vốn mồi” 50 triệu đồng.

Với giải Nhất, BINKS được trao “vốn mồi” 50 triệu đồng từ Bộ GD&ĐT và Quỹ The Happiness Foundation, Tập đoàn SK (Hàn Quốc). Chương trình Hỗ trợ sinh viên tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội nhằm đón đầu các nhóm khởi nghiệp sinh viên có dự án xuất sắc từng đạt giải cao Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên hàng năm do Bộ GD&ĐT tổ chức, qua đó cung cấp kiến thức chuyên sâu và “vốn mồi” khuyến khích phát triển rõ nét sản phẩm, đưa ra thị trường, góp phần giải quyết nhu cầu xã hội và bảo vệ môi trường.

Theo Thanh Hiền/ Tiền Phong

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Luật TP.HCM, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM và Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cùng phối hợp tổ chức sân chơi khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cho sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.HCM...
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh...
Hơn 775 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tham dự cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp năm 2025, lần đầu tiên có sự tham gia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Một người tự khởi nghiệp, không có đồng sáng lập, không nhân viên. Họ ứng dụng công nghệ để hỗ trợ. Nhưng khởi nghiệp một mình liệu có dễ thành công?
Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ 7 do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa bổ sung các giải thưởng cho học sinh, sinh viên trường nghề.
Những người lao động lớn tuổi, người về hưu, người khởi nghiệp hiện nay có thể theo học các khóa đào tạo tại trường ĐH, CĐ, trung cấp với nhiều hình thức linh hoạt, thuận tiện...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề