Các trường ĐH ngoài công lập chiếm gần phân nửa quy mô đào tạo thạc sĩ Luật

Thống kê đến 31/12/2023 của Bộ GD – ĐT, đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, sự tham gia của khối ngoài công lập ngày càng tăng, chiếm 48,7% quy mô đào tạo thạc sĩ luật của cả nước.

Ngày 29/9, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD - ĐT tổ chức Toạ đàm về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh.

Các trường ĐH ngoài công lập chiếm gần phân nửa quy mô đào tạo thạc sĩ Luật

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại toạ đàm

Theo báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội về đào tạo luật, số lượng các cơ sở đào tạo luật ngày càng tăng và hiện có nhiều cơ sở đào tạo tư thục tham gia vào đào tạo luật, trong đó có 28 cơ sở đào tạo luật tư thục trên tổng số 79 cơ sở đào tạo luật cả nước đào tạo đúng ngành (chiếm 35,4%).

Về quy mô đào tạo cử nhân luật, số liệu thống kê 31/12/2023, có 124.169/2.207.100 sinh viên (chiếm khoảng 5,6 tổng sinh viên toàn quốc); Số sinh viên học hệ đại học chính quy chiếm 62,2% so với tổng số sinh viên học cơ sở đào tạo cử nhân luật.

Về đào tạo sau đại học, theo số liệu năm học 2024-2025 có 39 cơ sở đào tạo luật trình độ thạc sĩ và 10 cơ sở đào tạo luật có đào tạo trình độ tiến sĩ. Hiện tại, chỉ cơ sở đào tạo công lập mới có ngành đào tạo trình độ tiến sĩ và đều là các trường có truyền thống về đào tạo luật. Đối với đào tạo trình độ thạc sĩ sự tham gia của khối ngoài công lập ngày càng tăng, theo thống kê đến 31/12/2023, có 19 cơ sở đào tạo luật ngoài công lập có đào tạo trình độ thạc sĩ (chiếm 48,7%) với quy mô 1.439 học viên, chiếm 17,4% quy mô học viên thạc sĩ luật của cả nước.

Về đào tạo tiến sĩ, Tính đến năm 2022, cả nước có 196 cơ sở đào tạo được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, tăng 1,66 lần so với năm học 2014-2015 , trong đó có 157 cơ sở giáo dục đại học và 39 viện nghiên cứu, trường của tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang và trường của bộ, ngành.

Quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ tiếp tục phát triển. Cơ cấu, lĩnh vực đào tạo tiến sĩ ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu. Chất lượng, hiệu quả đào tạo trình độ tiến sĩ ngày càng được nâng lên.

Các cơ sở đào tạo tiến sĩ ở trong nước đã trực tiếp góp phần đào tạo, phát triển nguồn cán bộ khoa học, công nghệ cho đất nước, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên. Nhiều tiến sĩ được đào tạo trong nước đã và đang giữ vị trí quan trọng về đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý kinh tế, xã hội. Nhiều kết quả nghiên cứu trong quá trình đào tạo tiến sĩ là những công trình có giá trị, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam còn một số hạn chế, tồn tại. Đó là, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ tiến sĩ chưa đầy đủ, hoàn thiện; chưa có chính sách để ưu tiên, khuyến khích, phát triển các lĩnh vực, ngành nghề quan trọng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tốc độ tăng quy mô đào tạo tiến sĩ trong giai đoạn gần đây không ổn định, có những thời điểm giảm. Việc mở rộng quy mô đào tạo của một số cơ sở chưa tương xứng với năng lực và điều kiện bảo đảm chất lượng. Công tác tuyển sinh của một số ngành, lĩnh vực đặc thù, quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gặp khó khăn.

Về công tác tuyển sinh, Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa phương thức tuyển sinh giáo dục đại học trong những năm qua góp phần nâng cao cơ hội học tập, tăng cường tiếp cận đối với giáo dục đại học; tạo cơ hội để bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao của đất nước, nhất là cho các ngành công nghệ cao, ngành then chốt.

Nhờ thực hiện chuyển đổi số trong toàn hệ thống và ở tất cả các khâu trong tuyển sinh đã tạo thuận lợi tối đa cho người học, thí sinh và người dân; đảm bảo khách quan, công bằng, tiết kiệm nguồn lực xã hội. Quy trình tuyển sinh được cải tiến, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.

Trao đổi tại toạ đàm, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng đội ngũ những người làm khoa học chưa bao giờ tiếp cận thế giới được như bây giờ. Đội ngũ tiến sĩ đã có đóng góp cho phát triển đất nước. Đội ngũ tiến sĩ tại các trường đại học có nhiều đóng góp cho chất lượng giáo dục, nếu không có đội ngũ ấy sẽ không có chất lượng giáo dục đại học như hiện nay.

Giới hạn của trường đại học không vượt qua được giới hạn của trình độ nghiên cứu khoa học và nền kinh tế. Do đó, câu chuyện nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ là một quá trình, nâng dần cùng nâng cao nền khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế.

“Nói như vậy không có nghĩa được phép thoả mãn với những việc đã làm. Còn nhiều việc cần phải làm”, Bộ trưởng nói, đồng thời cho rằng, cần gia tăng chuyên nghiệp, gia tăng đầu tư cho đào tạo tiến sĩ trong thời gian sắp tới; trong đó khâu đầu tư “dứt khoát phải làm” là đầu tư, chăm sóc cho đội ngũ “người thầy” để phát triển đào tạo, ngay cả thể chế cũng phải giải phóng cho vấn đề này.

T.Xuân/ Nguổn: Bộ GD-ĐT

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản số 5974/BGDĐT-QLCL về tổ chức Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024-2025.
Một trường đại học (ĐH) tại TP.HCM thông báo giảng viên bắt buộc phải đi học tiến sĩ. Hết năm thứ 3 chưa thực hiện, giảng viên bị đánh giá lại việc sử dụng viên chức.
Qua thống kê, tại TP.HCM, từ năm học này có gần 10 trường ĐH bắt đầu đào tạo ngành/chuyên ngành thiết kế vi mạch, chủ yếu là ở các trường công lập.
Với gần 370 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thành trung tâm giáo dục và nghiên cứu chất lượng cao ở khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo mới nhất.
Từ năm 2025, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức áp dụng chính sách miễn học phí, hỗ trợ sinh hoạt phí cho các học viên, nghiên cứu sinh học thạc sĩ, tiến sĩ tại trường.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.