Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì về học phí đại học năm 2022?

Một trong những vấn đề được các trường đại học quan tâm tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 - 2023  đối với giáo dục đại học được Bộ GD&ĐT tổ chức chiều 12/9 là học phí.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết theo quy định, năm nay, các trường đại học (ĐH) thu học phí theo Nghị định 81 (Chính phủ ban hành từ tháng 8.2021) quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì về học phí đại học năm 2022?

Bộ GD&ĐT trình một vài phương án. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ muốn điều chỉnh nội dung Nghị định này cho phù hợp với điều kiện đất nước vừa trải qua 2 năm dịch COVID-19, tình hình kinh tế - xã hội chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói gì về học phí đại học năm 2022?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận tại Hội nghị

“Bộ GD&ĐT lưu ý cả hệ thống giáo dục ĐH công lập là khả năng rất cao, về cơ bản không tăng học phí, giữ nguyên mức của năm 2021. Đó là chủ trương của Chính phủ”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói. Bộ trưởng chia sẻ thông tin này, như một “dự lệnh” để cơ sở giáo dục ĐH chuẩn bị trước tinh thần, bởi không tăng học phí có thể khiến cơ sở giáo dục ĐH công lập gặp khó khăn.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các trường phải có tinh thần chia sẻ với xã hội, với người dân, trong tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

“Chúng tôi mong muốn Chính phủ kịp ban hành nghị quyết này trong thời gian ngắn nhất, chẳng hạn như trong một vài ngày tới”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay.

Trước đó, trong đề án tuyển sinh, hàng loạt các trường ĐH từ công lập tự chủ đến chưa tự chủ đều điều chỉnh học phí tăng lên theo khung của Nghị định 81. Trong đó, khối trường Y dược và trường tự chủ tăng mạnh từ 30% đến 70%. Mức tăng học phí này cũng khiến một số thí sinh có hoàn cảnh khó khăn chùn bước lựa chọn xét tuyển ĐH năm nay.

Theo Nghiêm Huê/TPO

 

Tin cùng chuyên mục

Qua điều tra vụ án hình sự, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an phát hiện những kẽ hở trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề thi tốt nghiệp THPT. Đơn vị này đã có văn bản gửi đến Bộ GD&ĐT
Chiều 17/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhằm lấy ý kiến rộng rãi người dân với nhiều điểm mới. Trong đó, thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn gồm: 4 môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn học lựa chọn.
Bộ GD&ĐT cho hay tỷ lệ tuyển sinh giữa các nhóm ngành có sự chênh lệch khá lớn. Nhiều cơ sở đào tạo có tỷ lệ tuyển cao so với chỉ tiêu nhưng cũng không ít trường tuyển sinh rất khó khăn.
Bộ GD-ĐT vừa công bố đề tham khảo của tất cả các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Bộ GD-ĐT vừa công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 vào các ngày 27, 28, 29, 30.6.
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo Thúc đẩy hợp tác trong giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tra cứu điếm thi