Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: "Đã đến lúc đánh giá lại tỉ lệ phân luồng sau Trung học cơ sở"

Bộ trưởng thừa nhận, nguyện vọng của học sinh, sự khác biệt giữa các vùng miền làm nảy sinh nhiều vấn đề, gây căng thẳng trong sự lựa chọn thi vào THPT.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Đã đến lúc đánh giá lại tỉ lệ phân luồng sau Trung học cơ sở

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đã đến lúc quy định tỉ lệ vào THPT một cách mềm dẻo, thực tế hơn. Ảnh: : QH

Ngày 4/11, thảo luận tại Hội trường Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc) đề nghị Chính phủ tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 522 về Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025.

ĐBQH cho rằng phải giảm tỉ lệ phân luồng học sinh THCS đi học nghề, thay vì mục tiêu 40% như hiện nay. Điều này nhằm tạo điều kiện cho các em được bình đẳng về quyền được giáo dục và học tập trong nhà trường; tránh gây áp lực cho xã hội và giảm các tệ nạn xã hội do các em không được giáo dục đầy đủ trong môi trường sư phạm.

Liên quan tới vấn đề này, tại cuối phiên thảo luận chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm:

“Đã đến lúc cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522. Xem xét công thức: 70/30 cho học sinh cho học sinh sau THCS hay 60/40 cho học sinh sau THPT còn phù hợp đến đâu?”. Theo ông, đây là căn cứ mà nhiều các địa phương dựa vào để chuẩn cho hệ thống các trường công lập THPT, với mức đáp ứng chỉ khoảng 70% số học sinh.

Bộ trưởng thừa nhận, nguyện vọng lớn của học sinh và sự khác biệt giữa các vùng miền đã nảy sinh nhiều vấn đề, gây căng thẳng cho các cháu trong sự lựa chọn.

“Khi đó, nhiều cháu lại chuyển sang học tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Trung tâm giáo dục thường xuyên gánh vác nhiệm vụ tương tự như Trường THPT nhưng trong điều kiện có thể nói khó đảm bảo tốt được như các Trường THPT hiện nay”, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận.

Ông cho rằng, nên quy định tỉ lệ học sinh vào THPT một cách mềm dẻo, thực tế hơn, đáp ứng sự thay đổi lớn của vấn đề nguồn nhân lực trong nước và trên thế giới.

Theo số liệu thống kê 10 năm Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), tỉ lệ thanh niên Việt Nam từ 15 – 24 tuổi theo học thuộc các trình độ của giáo dục nghề có xu hướng tăng khá cao trong khu vực, trên hẳn mức trung bình ở khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, số liệu từ năm 2021 – 2023 của Bộ GD-ĐT cho thấy, tỉ lệ học sinh đại học ở độ tuổi 18 – 22 của Việt Nam mới chỉ đạt từ 27,9 – 30%. Con số này tương đương bình quân của các nước có thu nhập trung bình và thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực; thấp hơn hẳn mức bình quân của các nước thu nhập trung bình cao.

“Mô hình tháp nhọn truyền thống chúng ta vẫn đang nghĩ, lấy cơ sở là đào tạo sơ cấp, trung cấp đang dần dần không còn phù hợp. Mức độ đáy của trình độ đào tạo nghề nghiệp đang dần dần tiệm cận đến trình độ đại học làm chuẩn”, Bộ trưởng nói và cho rằng phải tính toán lại ở tầm vĩ mô về cơ cấu, quan niệm giáo dục nghề nghiệp.

Về ý kiến của ĐBQH băn khoăn việc in sách giáo khoa phát hành có vấn đề lợi ích nhóm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin, ngành giáo dục cũng đã chấn chỉnh rất nhiều. Vừa qua, có trường hợp đã vi phạm nhưng đã được “bắt mang đi”. Bộ trưởng mong “ĐBQH chỉ rõ còn nhóm nào theo đuổi lợi ích không hợp pháp để Bộ phối hợp với Bộ Công An “bắt mang đi tiếp”.

Theo Minh Quang/Phụ Nữ

 

Tin cùng chuyên mục

Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Chính phủ đề xuất chuyển Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM về Bộ GD-ĐT để quản lý. Đồng thời, giao 2 đại học quốc gia đề xuất phương án sắp xếp, cơ cấu lại và giảm mạnh tổ chức bên trong.
8 chương trình giáo dục đã được Bộ GD-ĐT xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển bản thân để tạo thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện nay, hình thức đào tạo từ xa, ứng dụng công nghệ vào dạy và học đang được các trường đẩy mạnh quy mô tuyển sinh. Từ năm 2024, quy chế về đào tạo từ xa cũng được Bộ GD-ĐT quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát về chất lượng của hệ đào tạo này.
Thống kê tại hơn 120 trường đại học của Việt Nam ở năm học 2023-2024, chỉ có hơn 5.000 sinh viên quốc tế theo học dài hạn, tức mỗi trường chỉ có khoảng 40 sinh viên.
Dự thảo thông tư xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến có nhiều điểm mới so với thông tư trước đây. Lợi cũng có mà hại cũng nhiều.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.