Bộ GD-ĐT thêm giải thưởng ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên trường nghề

Cuộc thi 'Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp' lần thứ 7 do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa bổ sung các giải thưởng cho học sinh, sinh viên trường nghề.

Bộ GD-ĐT vừa có quyết định điều chỉnh, bổ sung thể lệ cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ 7 (SV_STARTUP). Theo đó, thể lệ cuộc thi được cập nhật các nội dung liên quan đến đối tượng dự thi là học sinh, sinh viên trường nghề.

Cụ thể, đối tượng tham dự cuộc thi, ngoài sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ sư phạm; học sinh các trường THPT thì nay có thêm học sinh, sinh viên đang học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Bộ GD-ĐT thêm giải thưởng ý tưởng khởi nghiệp cho sinh viên trường nghề

Sinh viên trường nghề đạt giải tại một cuộc thi Starup Kite do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức. Từ năm nay, sinh viên trường nghề sẽ tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp của Bộ GD-ĐT. ẢNH: MỸ QUYÊN

Vì thế, tại vòng thi cơ sở, cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ tổ chức lựa chọn các hồ sơ đăng ký tham dự vòng bán kết cuộc thi Startup Kite năm 2024 (bao gồm dự án năm 2023 tiếp tục đăng ký tham dự vòng bán kết cuộc thi 2024), đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả tham dự vòng bán kết cuộc thi.

Được biết, Startup Kite là cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức từ năm 2020. Năm 2024 cuộc thi được tổ chức lần thứ 5.

Tại vòng bán kết SV_STARTUP, Bộ GD-ĐT bổ sung nội dung: đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ giao Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên thành lập ban giám khảo và tổ thư ký, lựa chọn tối đa 45 dự án, mỗi lĩnh vực 9 dự án để tham gia vòng chung kết.

Về giải thường, mỗi lĩnh vực dự thi tại các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch; dịch vụ tài chính, ngân hàng; kinh doanh tạo tác động xã hội) có một giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 3 giải khuyến khích.

Mỗi giải thưởng đều có bằng khen (giải nhất, nhì) hoặc giấy chứng nhận (giải 3 và khuyến khích) của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, tiền thưởng theo quy định và cơ hội đầu tư từ các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh...
Hơn 775 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên tham dự cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp năm 2025, lần đầu tiên có sự tham gia của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Một người tự khởi nghiệp, không có đồng sáng lập, không nhân viên. Họ ứng dụng công nghệ để hỗ trợ. Nhưng khởi nghiệp một mình liệu có dễ thành công?
Những người lao động lớn tuổi, người về hưu, người khởi nghiệp hiện nay có thể theo học các khóa đào tạo tại trường ĐH, CĐ, trung cấp với nhiều hình thức linh hoạt, thuận tiện...
Năm học 2024-2025, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hoàn tất lộ trình triển khai cuốn chiếu ở các bậc học. Bên cạnh chương trình giáo dục chính khóa, nhiều trường học tại TPHCM còn đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, tạo sân chơi nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển kỹ năng và phẩm chất cho học sinh...
Tại vòng chung kết Vietnam Startup Contest 2024 lần thứ 2 diễn ra tại TP.Huế, nhiều ý tưởng khởi nghiệp đột phá từ các start-up Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận các quỹ đầu tư mạo hiểm uy tín từ Nhật Bản.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề