Bộ GD-ĐT: Kiên quyết không dạy học liên kết với nước ngoài khi chưa đảm bảo điều kiện

Sau những lùm xùm trong năm học trước khiến phụ huynh bức xúc, nhiều địa phương, nhà trường phải dừng các hoạt động giáo dục liên kết, tự nguyện; năm nay Bộ GD-ĐT có chỉ đạo cụ thể hơn về dạy học liên kết trong trường tiểu học.

Trong hướng dẫn về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT đã có chỉ đạo về việc thực hiện chương trình liên kết, có yếu tố nước ngoài, việc tổ chức dạy học STEM cũng như dạy học ngoại ngữ tự nguyện…
Bộ GD-ĐT: Kiên quyết không dạy học liên kết với nước ngoài khi chưa đảm bảo điều kiện
Bộ GD-ĐT yêu cầu kiên quyết không để các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài khi chưa đảm bảo điều kiện triển khai (ảnh minh họa). HNE

Về việc thực hiện chương trình liên kết, có yếu tố nước ngoài, Bộ GD-ĐT khuyến khích các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện chương trình giáo dục tích hợp theo quy định, áp dụng những mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các cơ sở giáo dục thực hiện các liên kết giáo dục với nước ngoài có sử dụng các chương trình giáo dục tích hợp đã được Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt và cho phép thực hiện.

"Các Sở GD-ĐT cần chủ động rà soát các điều kiện đảm bảo triển khai liên kết giáo dục và chương trình giáo dục tích hợp theo đúng quy định. Kiên quyết không để các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài khi chưa đảm bảo điều kiện triển khai", Bộ GD-ĐT nêu rõ.

Với việc dạy học ngoại ngữ, Bộ GD-ĐT khuyến khích các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy học ngoại ngữ để tăng cường thời lượng học; dạy học ngoại ngữ qua các chủ đề toán và khoa học; dạy học một số môn học bằng tiếng nước ngoài.

Tăng cường tổ chức cho giáo viên, học sinh học ngoại ngữ qua truyền hình, các phương tiện truyền thông, các nguồn học liệu phù hợp khác. Đẩy mạnh thực hành ngoại ngữ qua các hoạt động như đọc truyện, hoạt động trải nghiệm, tạo môi trường ngoại ngữ ngoài lớp học, các sân chơi, giao lưu cho học sinh theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Cần tổ chức rút kinh nghiệm về giáo dục STEM

Việc coi STEM như một môn học tự nguyện nhưng lại thu thêm kinh phí và lồng ghép vào thời khóa biểu chính khóa cũng là vấn đề khiến phụ huynh bức xúc thời gian vừa qua.

Tại văn bản mới ban hành, Bộ GD-ĐT yêu cầu các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giáo dục STEM đến tất cả các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học trên địa bàn đảm bảo chất lượng và yêu cầu theo quy định.

Chú trọng công tác tổ chức tập huấn, hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, tổ chức hội nghị chuyên đề, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm đảm bảo triển khai thực hiện giáo dục STEM tại các cơ sở giáo dục đạt chất lượng, hiệu quả và thiết thực.

Tăng cường tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cấp huyện quan tâm bố trí nguồn kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện hiệu quả giáo dục STEM trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định; thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh về vai trò của giáo dục STEM.

Trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương, cần hướng dẫn giáo viên sử dụng hiệu quả nguồn học liệu tại địa chỉ website và tổ chức lựa chọn tài liệu, các nguồn học liệu khác theo quy định.

Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có những văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh về việc giáo dục liên kết trong trường học.

Theo Tuệ Nguyễn/ Thanh niên

Tin cùng chuyên mục

Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ngày 11/11 sẽ phát hành cuốn Cẩm nang thi đánh giá tư duy.
Bộ GD&ĐT dự kiến thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT, trong đó sử dụng kết quả điểm thi và kết quả đánh giá quá trình 3 năm học của học sinh theo tỉ lệ 50 - 50.
Để học sinh không lơ là học tập, Bộ GD&ĐT đề xuất các trường đại học sẽ không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước 31/5.
Sáng 31/10, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Trường Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025.
Theo Bộ GD&ĐT, giai đoạn 2025 – 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy nhưng giai đoạn sau 2030, từng bước thí điểm thi trên máy tính tại các địa phương có đủ điều kiện. Phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.