“Bí kíp” học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Bản lĩnh hơn từ hệ thống thực hành chuyên nghiệp

Đối với một ngành học được xem là “mũi nhọn công nghệ” như Công nghệ kỹ thuật ô tô, việc lựa chọn một môi trường học tập hiện đại với hệ thống thực hành chuyên nghiệp sẽ là “bí kíp” quan trọng giúp các kỹ sư tương lai phát triển toàn diện, tự tin làm chủ những công nghệ mới.

Môi trường thực hành hiện đại vì thế là lưu ý quan trọng cho các bạn trẻ yêu thích ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô khi chọn trường đại học, tạo một tiền đề vững chắc để học tập hiệu quả. Đây cũng chính là một trong những thế mạnh nổi bật của sinh viên ngành này tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) - địa chỉ hàng đầu trong đào tạo lĩnh vực công nghệ ô tô hiện nay.

Học tập như làm việc thực tế, phát triển kỹ năng chuyên môn

Với đặc thù của một ngành kỹ thuật, Công nghệ kỹ thuật ô tô yêu cầu sinh viên không chỉ nắm vững kiến thức lý thuyết mà còn phải thành thạo các thao tác với thiết bị thực tế, có khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề chuyên môn cụ thể. Tại HUTECH, “bài toán” này được giải quyết hiệu quả bằng cách kết hợp giữa các học phần lý thuyết tinh giản và thời lượng thực hành đáng kể, trong hệ thống phòng thực hành - xưởng động cơ - garage ô tô chuyên nghiệp.

Garage thực hành của sinh viên Công nghệ kỹ thuật ô tô HUTECH

Cụ thể, “cơ ngơi” của sinh viên Công nghệ kỹ thuật ô tô HUTECH gồm các phòng thực hành chuyên sâu như xưởng thực hành động cơ, khung gầm, xưởng diesel, điện - điện tử ô tô, phòng thí nghiệm hệ thống điều khiển ô tô, trung tâm nghiên cứu - phát triển công nghệ chẩn đoán sửa chữa và mô phỏng ô tô,... Đặc biệt, thiết bị máy móc sử dụng tại đây đều là “hàng thật”, tương tự như thiết bị được sử dụng trên thị trường hiện nay, để sinh viên HUTECH vừa củng cố lý thuyết, vừa phát triển kỹ năng lại vừa có thể “làm quen” với môi trường làm việc thực tế.

Đa dạng hóa trải nghiệm từ nhiều phương pháp học tập thú vị

Không chỉ có không gian học tập và thực hành chuyên nghiệp, sinh viên Công nghệ kỹ thuật ô tô HUTECH còn có dịp trải nghiệm từ nhiều phương pháp học tập thú vị. Trong đó, không thể không nhắc đến những sân chơi học thuật thú vị được xây dựng nhằm mục tiêu “vừa học vừa chơi”, vừa học tập thêm kiến thức vừa phát triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết.

Tiêu biểu có thể kể đến như Racing HUTECH - một “đường đua tốc độ” phiên bản sinh viên, nơi các bạn tìm tòi nghiên cứu, cải tiến những công nghệ hiện có hay hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo của bản thân, tạo nên những mô hình, động cơ,... hoạt động hiệu quả.

Racing HUTECH - “đường đua” học thuật thú vị dành cho sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô

Hay với sinh viên Công nghệ kỹ thuật ô tô chương trình Đại học chuẩn Nhật Bản, các bạn còn có dịp thử thách khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề chuyên môn với mô hình đào tạo Thiết kế dự án (Project Design - PD). Từ quy trình phát hiện vấn đề - nhận định vấn đề - đề xuất giải pháp - triển khai và đánh giá giải pháp, sinh viên có thể nâng cao năng lực vận dụng kiến thức và khả năng sáng tạo của bản thân trong chính lĩnh vực chuyên môn.

“Về đích” doanh nghiệp ngay khi chưa tốt nghiệp

Giảng đường là điểm khởi đầu, môi trường doanh nghiệp chính là đích đến. Nhưng sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô HUTECH không phải chờ đến khi tốt nghiệp, các bạn hoàn toàn có thể “về đích sớm” qua những buổi workshop với chuyên gia từ Toyota Việt Nam, Ford, CarTek, Dothanh Auto,... Học hỏi từ chuyên gia, trải nghiệm quy trình làm việc như một nhân sự thực thụ chính là cách sinh viên HUTECH tăng cường hiểu biết thực tế, kịp thời cập nhật nhu cầu nhà tuyển dụng.

Đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, mỗi buổi lễ bảo vệ đồ án của sinh viên - “HUTECH Techshow” -đều đồng thời là một ngày hội tuyển dụng. Hàng chục doanh nghiệp lớn đồng hành như Cty TNHH Toyota An Sương, Đại lý ủy quyền Mitsubishi Motors Việt Nam, Cty TNHH Máy Công cụ và Phụ tùng Vina (Vinamachines), Cty TNHH Panasonic AVC Vietnam, Cty TNHH Kỹ thuật NK, Cty CP Thành Thiên, Cty CP Pacifico Energy Việt Nam,... vừa trong vai trò giám khảo, vừa tuyển dụng “nóng” những sinh viên đạt yêu cầu. Cơ hội “về đích” ngay khi chưa rời khỏi giảng đường vì thế càng thêm rộng mở.

Năm 2022, HUTECH xét tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô theo các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C01 (Toán, Văn, Lý), D01 (Toán, Văn, Anh) với 04 phương thức:

- Xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 (theo tổ hợp 3 môn);

- Xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG-HCM;

- Xét tuyển học bạ 03 học kỳ (điểm trung bình HK1 lớp 12 và HK1, HK2 lớp 11 đạt từ 18 điểm trở lên);

- Xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 03 môn (điểm trung bình cả năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên). Nhận hồ sơ đợt 1 từ 15/02.

Tin cùng chuyên mục

Sáng 14/01, Clevermann đã có mặt tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM để tham gia ngày hội hướng nghiệp, tuyển sinh do tạp chí Giáo dục TPHCM tổ chức hằng năm.
Công nghiệp điện tử, vi mạch bán dẫn đang được nhà nước chủ trương phát triển. Trong 10 năm tới, các trường ĐH phải đào tạo 50.000 nhân lực mới có thể đáp ứng nhu cầu cho lĩnh vực này. Vậy hiện nay, Việt Nam có những trường ĐH nào đào tạo ngành học về vi mạch bán dẫn?
Sáng 19/09, sinh viên chương trình tài năng GDU đã được lắng nghe những kỹ năng cần trang bị để gia nhập thị trường làm việc quốc tế...
Nhiều chuyên gia khuyên các học sinh không nên chạy theo ngành “hot”, thay vào đó căn cứ năng lực, sở thích của cá nhân để lựa chọn ngành nghề theo học tại các trường đại học.
Nghề Điều dưỡng được tạp chí Entrepreneur (Mỹ) xếp vào Top 10 xu thế ngành nghề hot và quan trọng của thế giới.
Nguyên nhân nào dẫn tới việc hàng ngàn sinh viên không tham gia học tập và giải pháp để tránh tình trạng này là vấn đề các trường ĐH quan tâm
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề