86% cơ sở giáo dục đại học Việt Nam đạt chuẩn kiểm định

Ngày 11-1, Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) công bố kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học năm 2024. Trong đó, có 86% cơ sở giáo dục đại học (đại học, học viện, trường đại học và trường cao đẳng sư phạm) thuộc Bộ GD-ĐT quản lý đạt chuẩn kiểm định.

Theo GS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT), tính đến ngày 31-12-2024, cả nước có 208/241 cơ sở giáo dục đại học đã được kiểm định và cấp giấy chứng nhận (đạt 86,3%). Trong đó, 196 cơ sở giáo dục đại học (trong đó có 11 trường cao đẳng sư phạm) được công nhận bởi các tổ chức kiểm định chất lượng trong nước và 12 cơ sở được công nhận bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài.

Các chuyên gia kiểm định của AUN-QA thực hiện khảo sát với sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Ảnh: THANH HÙNG

Về kiểm định cấp chương trình đào tạo, có 2.224/6.000 chương trình được kiểm định và cấp giấy chứng nhận, đạt 37,1%. Trong đó, có 1.585 chương trình được công nhận bởi các tổ chức kiểm định trong nước và 639 chương trình được công nhận bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài.

Theo Quyết định số 78/QĐ-TTgCP ngày 14-1-2022 của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2030, chương trình phát triển hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học phải đạt 80% chương trình đào tạo đạt chuẩn chất lượng chu kỳ kiểm định thứ nhất hoặc thứ 2 (mỗi chu kỳ 5 năm) và trong đó có 20% số chương trình đạt chuẩn kiểm định quốc tế. Hiện các trường đại học đang nỗ lực đẩy mạnh công tác kiểm định để chuẩn hóa chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo mang lại nhiều lợi ích cho người học.

Theo THANH HÙNG/ sggp.org.vn

Tin cùng chuyên mục

Trong 2 năm gần đây, nhiều ngành học của Việt Nam được các tổ chức xếp hạng uy tín của thế giới xếp vào tốp 40-100, tốp 500 và tốp 600-700 của thế giới. Đây là kết quả của việc các trường nỗ lực cải tiến chương trình đào tạo, tham gia các tổ chức kiểm định uy tín của thế giới để liên tục cải tiến chất lượng...
Hàng trăm sinh viên Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM nhận được số tiền lên tới 127 triệu đồng/em. Đây là tiền hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo quy định của Chính phủ...
Dù Bộ GD&ĐT có văn bản yêu cầu Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đảm bảo quyền lợi chính đáng của người học tại các lớp đào tạo văn bằng (VB) 2 ngành Ngôn ngữ Anh, nhưng đã 1 tháng trôi qua, nhà trường vẫn bặt vô âm tín...
Năm 2025, Trường ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu tuyển sinh đào tạo chuyên ngành kỹ thuật thiết kế vi mạch bán dẫn.
Với quy định cho phép dạy thêm trong nhà trường nhưng không được thu tiền của học sinh, hầu hết ý kiến đều đánh giá đây là quy định lý tưởng để giảm tình trạng ép học sinh học thêm...
Theo quy định của Chính phủ, một số ngành học được miễn, giảm học phí khi đào tạo tại các trường Đại học...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Tuyển sinh đào tạo ngành vi mạch bán dẫn: Không sợ thừa, chỉ sợ thiếu?
Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến các cơ sở giáo dục đại học để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn trình độ đại học...