7 sai lầm tuyệt đối tránh khi xin visa du học

Không giống các loại visa khác, visa cho du học sinh chỉ dành cho những cá nhân được phê chuẩn tạm thời bởi các trường đại học, cao đẳng do chính phủ công nhận. Nếu quá trình đăng ký hay các thủ tục về sau không thành công, thì sự phê chuẩn và tất cả những thứ liên quan như học bổng, học bổng nghiên cứu sinh, vị trí trợ giảng sẽ mất hiệu lực. Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận trong quá trình xin visa để không bỏ lỡ cơ hội du học. 

Đăng ký sai loại visa  

Visa được chia thành nhiều nhóm để phù hợp với nhiều mục đích và khoảng thời gian lưu trú. Một số nhóm visa như visa du học được chia thành những nhóm phụ nhỏ hơn. Visa cho du học sinh ở các nước  Anh, Ả Rập Xê Út, Pháp, Canada và Mỹ có rất nhiều nhóm phụ, vì vậy cần phải cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng. 

Đăng ký muộn

Nên bắt đầu đăng ký visa ngay sau khi nhận được thông báo trúng tuyển.

Hàng năm, có rất nhiều sinh viên quốc tế triển vọng để vuột mất cơ hội theo đuổi đam mê học tập chỉ vì đăng ký visa quá muộn.

Không chú ý vào chi tiết và cung cấp sai thông tin

Mọi thông tin trong đơn đăng ký đều được xem xét kỹ lưỡng bởi lãnh sự trong quá trình phỏng vấn và đánh giá.

Nếu không điền đơn thận trọng với thông tin chính xác, người nộp đơn sẽ phải chuẩn bị tinh thần nhận thư từ chối.

Họ tên ghi trên giấy tờ không thống nhất

Đây là một trong những lý do chính dẫn tới việc visa bị từ chối.

Tên được ghi trong mỗi loại tài liệu nên được rà soát chính tả và xác thực lại nhiều lần để đảm bảo tất cả đều đồng bộ. Đặc biệt chú ý các tài liệu như hộ chiếu, giấy chứng nhận, sao kê của ngân hàng, bảo hiểm sức khỏe và đơn đăng ký visa.

Không chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Văn phòng lãnh sự sẽ quan sát sát sao từng cử chỉ, hành động và thái độ của người nộp đơn trong suốt quá trình phỏng vấn.

Từ lời giới thiệu cho tới tư thế, cách ăn mặc, cách phát âm và ngôn ngữ, mọi thứ đều được xem xét trước khi đưa ra quyết định.

Một số sinh viên thường không chú ý tới tầm quan trọng của việc chuẩn bị thái độ, tâm lý tốt nhất cho buổi phỏng vấn.

Không thể chứng minh tài chính

Có rất nhiều sinh viên đã thành công thông qua các bước chuẩn bị nhưng visa vẫn bị từ chối vì không đủ khả năng tài chính. Trong một vài trường hợp, người nộp đơn có đủ tài chính để chi trả sinh hoạt phí và học phí nhưng không thể đưa ra các bằng chứng hợp lệ và cuối cùng không thể lấy visa. 

Du học tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Cộng với phí sinh hoạt cao bắt buộc các văn phòng lãnh sự phải xem xét kỹ lưỡng những giấy tờ chứng minh tài chính.

Cách thức xác đáng nhất để chứng minh tài chính là xin sao kê của ngân hàng. Bản sao kê này phải cho thấy những giao dịch hoặc một nguồn thu nhập ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không thể trình minh chứng, visa của bạn có thể bị từ chối. 

Tài liệu giả và có dính líu đến việc làm giả

Nhiều người có ý định dùng tài liệu giả để xin visa với hy vọng rằng những người có thẩm quyền sẽ không để ý tới tất cả giấy tờ.

Tuy nhiên, văn phòng lãnh sự kiểm tra từng tài liệu hết sức kỹ lưỡng và nếu bất kì tài liệu giả nào bị phát hiện, người nộp sẽ phải đối mặt với hội đồng xét xử.

Ngoài việc bị từ chối cấp visa, người nộp đơn còn phải lãnh án phạt và bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn ở đất nước đó. 

Theo Ngọc Ánh/laodong.vn

Tin cùng chuyên mục

Đánh trúng tâm lý của phụ huynh và học sinh muốn ra nước ngoài làm việc với thu nhập cao, nhiều trung tâm tư vấn du học quảng bá du học nghề tại Đức với mức lương "trên trời" và thu phí dịch vụ hàng trăm triệu đồng.
Nắm bắt xu hướng và nhu cầu của xã hội là điều tất yếu mà mỗi người trẻ cần phải nắm rõ, đặc biệt là những ai đang lên kế hoạch du học.
Những quốc gia nào là nơi tốt nhất để học lấy bằng công nghệ? Hãy tham khảo một số lựa chọn tốt nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới và đánh giá.
Du học đang trở nên phổ biến. Người ta thường tin rằng học tập ở nước ngoài sẽ nâng cao kỹ năng và giúp cải thiện cơ hội thành công trong sự nghiệp.
Nhiều người tìm đến các công ty hỗ trợ, tư vấn du học để ước mơ du học thành hiện thực. Nhưng không ít người gặp cảnh "rối như canh hẹ" khi công ty chậm trễ trong thực hiện các cam kết đề ra.
Việc cho học sinh trung học tham gia các chương trình trao đổi văn hoá, là bước đệm quan trọng giúp các em hoà nhập được văn hoá...
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề