615/731 ứng viên được đề xuất công nhận chức danh GS, PGS đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Trong 2 ngày (2, 3/11), Hội đồng Giáo sư (HĐGS) nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 đã tổ chức bỏ phiếu đối với danh sách ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS).

Văn phòng HĐGS Nhà nước cho biết, năm 2024 có 803 ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại 111 HĐGS cơ sở, trong đó có 77 ứng viên GS, 726 ứng viên PGS.

615/731 ứng viên được đề xuất công nhận chức danh GS, PGS đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch HĐGS nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 chủ trì phiên họp.

Sau khi thẩm định hồ sơ, đánh giá ngoại ngữ, đánh giá báo cáo khoa học tổng quan và bỏ phiếu tín nhiệm, có 731 ứng viên (65 ứng viên GS, 666 ứng viên PGS) được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại 27 HĐGS ngành, liên ngành (HĐGS ngành Văn học không có ứng viên).

Các HĐGS ngành, liên ngành đã họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024. Kết quả, có 631 ứng viên (45 ứng viên GS, 586 ứng viên PGS) được đề nghị HĐGS Nhà nước xét công nhận. Riêng HĐGS ngành Khoa học Quân sự và Khoa học An ninh đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cho 54 ứng viên (2 ứng viên GS, 52 ứng viên PGS).

Sau khi tiếp nhận hồ sơ ứng viên từ các HĐGS ngành, liên ngành, Văn phòng HĐGS Nhà nước đã phối hợp với Thường trực các HĐGS ngành, liên ngành kiểm tra, rà soát minh chứng của toàn bộ hồ sơ ứng viên, báo cáo Thường trực HĐGS nhà nước trước khi trình HĐGS nhà nước xét và công nhận.

Tại phiên họp lần thứ hai, HĐGS Nhà nước đã thảo luận công khai từng hồ sơ ứng viên, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành bỏ phiếu đối với danh sách ứng viên đủ điều kiện được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Kết quả, số ứng viên đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định là 45 ứng viên GS, 570 ứng viên PGS. Tỉ lệ đạt so với tổng số ứng viên nộp hồ sơ đăng ký ban đầu tại các HĐGS cơ sở cho đến thời điểm này là 76,59% (trong đó tỉ lệ đạt của ứng viên GS là 58,44%, ứng viên PGS là 78,51%).

615/731 ứng viên được đề xuất công nhận chức danh GS, PGS đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, HĐGS các cấp đã thể hiện sự quyết tâm trong công tác xét, đảm bảo chính xác, công bằng, công tâm, khách quan theo hướng nâng cao chất lượng GS, PGS.

Năm 2024, xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 và Quyết định số 25/2020/QĐ-TTG ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Các HĐGS cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành đã tuân thủ nghiêm túc các quy định hiện hành. Chất lượng ứng viên năm 2024 khá tốt, năng lực ngoại ngữ có nhiều tiến bộ, hầu hết các ứng viên có công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục WoS, Scopus.

Năm 2024, việc công khai thông tin ứng viên đạt tiêu chuẩn trên trang thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục đại học và trang thông tin điện tử của HĐGS Nhà nước đã phản ánh tính công khai, minh bạch của quá trình xét. Những thông tin phản biện từ xã hội, cộng đồng các nhà khoa học và các tổ chức, cá nhân có liên quan là nguồn thông tin hữu ích giúp các đơn vị chức năng lựa chọn những ứng viên đủ điều kiện và xứng đáng đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024.

Thanh Xuân/ Nguồn: Bộ GD-ĐT

Tin cùng chuyên mục

Tỉnh Bình Phước sẽ có cơ sở giáo dục đại học đầu tiên vào năm 2025, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và các khu vực lân cận
Từ bất cập lựa chọn môn học tổ hợp theo định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10, chuyên gia giáo dục kiến nghị cần linh hoạt cho học sinh chuyển đổi môn học lựa chọn theo nhu cầu xét tuyển của các trường ĐH.
Hai ĐHQG đang tiến hành tái cấu trúc, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, tạo đà phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới
Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và Đổi mới sáng tạo vào chiều 9/12/2024, tại khu đất NC2.2, Khu Viện Nghiên cứu 2, Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) cho biết, ngành giáo dục đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng các cơ sở dữ liệu từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên đến giáo dục đại học (ĐH). Ngành cơ bản đã số hóa thông tin phục vụ công tác quản lí tại tất cả các bậc học. Dữ liệu của ngành đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm để khai thác dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lí.
Trong hơn 1 tháng, có thêm 2 trường đại học (ĐH) là Kinh tế quốc dân và Duy Tân trở thành ĐH, nâng tổng số ĐH của VN lên 9 trường. Đây là 2 trong số 4 trường ĐH chuyển thành ĐH theo luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2018.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Các ngành công nghiệp số cốt lõi nào được đẩy mạnh đào tạo nhân lực?
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, các ngành công nghệ số cốt lõi đã được Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo nhân lực đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.