32 trường dùng kết quả đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội để xét tuyển

Đến nay đã có 32 trường ĐH, học viện sử dụng kết quả của kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội làm căn cứ xét tuyển năm 2023.

Danh sách 32 ĐH, trường ĐH và học viện sử dụng kết quả Kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển ĐH năm 2023 cụ thể như sau:

1. ĐH Bách khoa Hà Nội

2. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải

3. Trường ĐH Giao thông vận tải

4. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

5. Trường ĐH Thủy lợi

6. Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

7. Trường ĐH Mỏ - Địa chất

8. Học viện Tài chính

9. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên

10. Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp

11. Trường ĐH Thương mại

12. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

13. Trường ĐH Dược Hà Nội

14. Trường ĐH Mở Hà Nội

15. Trường ĐH Hà Nội

16. Trường ĐH Công nghệ Đông Á

17. Trường ĐH Kinh tế Nghệ An

18. Trường ĐH Vinh

19. Trường ĐH Hồng Đức

20. Trường ĐH Dầu khí Việt Nam

21. Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị

22. Trường ĐH Quy Nhơn

23. Trường ĐH Nguyễn Trãi

24. Trường ĐH Đông Đô

25. Trường ĐH Chu Văn An

26. Học viện Chính sách và phát triển

27. Trường ĐH Hải Phòng

28. Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông (cơ sở phía Bắc)

29. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 1)

30. Trường ĐH Thái Bình

31.Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh

32. Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà

Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Theo đề án tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy năm 2023, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức thi chính thức trong 3 đợt vào các ngày 10/6, 17/6 và 8/7. 

Kỳ thi dự kiến được tổ chức tại các tỉnh/thành như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Đà Nẵng.

Từ 9h ngày 10/4, Hệ thống đăng ký dự thi chính thức mở và đến nay ghi nhận hơn 10.000 lượt đăng ký trên trang chủ (https://tsa.hust.edu.vn). 

Ngày 9/4 vừa qua, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã tổ chức thi thử online cho kỳ thi đánh giá tư duy trên hệ thống https://tsa.hust.edu.vn, nhằm giúp thí sinh làm quen với cấu trúc cũng như cách thức thi năm 2023.

Hội đồng tuyển sinh kỳ thi đánh giá tư duy cho biết sẽ tiếp tục mở hệ thống thi thử để thí sinh có thể trải nghiệm và ôn tập bài thi tại nhà đến cuối tháng 4.

Theo Thanh Hùng/ Vietnamnet

 

Tin cùng chuyên mục

PGS. TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định năm 2024, Đại học này sẽ công bố Đề án tuyển sinh sớm hơn mọi năm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và phụ huynh trong định hướng ôn tập, lựa chọn ngành/nghề vào học.
Năm 2024, dù cách thức tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH cơ bản giữ ổn định nhưng vẫn có nhiều điểm mới thí sinh cần lưu ý. Đáng chú ý là việc mở thêm các ngành đào tạo mới thích ứng với nhu cầu xã hội.
“Với phương thức thi 2+2, quan niệm về khối thi truyền thống không còn nữa. Cho nên các trường đại học nếu tiếp tục sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì chắc sẽ phải chọn các tổ hợp khác”- GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội nói.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT),
Bộ GD-ĐT đã công bố phương án chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, thí sinh sẽ thi 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn được lựa chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hôm qua, Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp từ năm 2025 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, (chương trình giáo dục phổ thông 2018). Đại diện các trường đại học (ĐH) khẳng định những thay đổi của kì thi tốt nghiệp không ảnh hưởng đến tuyển sinh. Vì hiện nay các trường đều đa dạng hóa các phương thức xét tuyển.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề