18 trường ĐH được ưu tiên xem xét đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

18 cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ được ưu tiên xem xét đầu tư trang thiết bị, phần mềm bản quyền để hình thành, nâng cấp và hiện đại hóa các phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn theo Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 Chính phủ. 

18 trường ĐH được ưu tiên xem xét đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh họa

Theo đó, Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" có kèm theo phụ lục 18 trường ĐH sẽ được ngân sách nhà nước ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm. Đó là các trường:

1. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Công nghệ Thông tin)

2. Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)

3. Đại học Đà Nẵng

4. Đại học Bách khoa Hà Nội

5. Đại học Thái Nguyên

6. Đại học Huế

7. Học viện Kỹ thuật Quân sự

8. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

9. Trường Đại học Giao thông Vận tải

10. Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

11. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

12. Trường Đại học Vinh

13. Trường Đại học Cần Thơ

14. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

15. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

16. Trường Đại học Điện lực

17. Học viện Kỹ thuật Mật mã

18. Trường Đại học Việt Đức

Ngoài ra, ngân sách trung ương còn hỗ trợ đầu tư, xây dựng, nâng cấp và hiện đại hóa 04 phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung cấp quốc gia tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.

Không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, Quyết định 1017/QĐ-TTg còn ưu tiên học bổng cho người học theo học các chương trình đào tạo tài năng, cho người học chương trình đào tạo về công nghiệp bán dẫn trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Thanh Xuân

Tin cùng chuyên mục

Răng hàm mặt là ngành có mức học phí cao nhất trong khối ngành sức khỏe và cũng trong tất cả các ngành đào tạo đại học hiện nay.
Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".
Hiện nay, nhiều trường ĐH có tổng thu từ vài trăm tỉ đến trên dưới 1.000 tỉ đồng/năm, nhưng nguồn thu từ hoạt động khoa học và công nghệ rất thấp, thậm chí nhiều trường không có. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT đặt ra tỷ trọng này từ năm 2025 phải không thấp hơn 5% tổng thu.
Bắt đầu từ năm 2025, tất cả cơ sở giáo dục ĐH phải bảo đảm đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục ĐH theo Thông tư 01 ban hành đầu năm 2024. Tuy nhiên, trong đó, rất nhiều trường ĐH có đào tạo tiến sĩ khó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn về giảng viên.
Bộ GD&ĐT công bố danh sách các đơn vị được phê duyệt, gia hạn, điều chỉnh liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề
Học phí ngành Cơ khí thấp nhất chỉ từ 14,1 triệu, ra trường mức lương bao nhiêu?
Năm học tới, các trường đại học đào tạo ngành Cơ khí dự kiến áp dụng học phí thấp nhất từ 14,1 triệu đồng và cao nhất có thể lên tới 80 triệu đồng/năm hệ tiên tiến.