100 suất học bổng toàn phần dành cho chiến sĩ xuất ngũ

Một trường CĐ tại TP.HCM đã dành 100 suất học bổng toàn phần cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chiến sĩ xuất ngũ theo học tất cả các ngành tại trường.

Tiến sĩ Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, thông tin từ năm 2023,  trường quyết định cấp 100 suất học bổng toàn phần cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chiến sĩ xuất ngũ đối với tất cả các ngành trường đang đào tạo. Trị giá mỗi suất học bổng từ 80-120 triệu đồng tùy ngành học.

Sinh viên khối ngành y tế của Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn trong giờ thực hành. P.T

Tiến sĩ Lê Lâm chia sẻ: "Qua tìm hiểu về lịch sử và truyền thống của quân chủng hải quân trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, cũng như qua thực tế trong chuyến công tác tại các đảo của quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, chúng tôi nhận thức sâu sắc hơn nữa giá trị của hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải và biển đảo của đất nước. Trong thành quả to lớn đó không thể không kể đến sự hy sinh gian khổ của các thế hệ cán bộ chiến sĩ hải quân".

Theo tiến sĩ Lâm, việc tặng học bổng này là nhằm chung tay trong hành động bảo vệ biển đảo từ hậu phương. Trước đó, trong nhiều năm, trường luôn tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, tuyên truyền vận động tham gia đóng góp quỹ Vì biển đảo quê hương và chương trình Vì Trường Sa xanh đến cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên toàn trường.

"Đây chính là tấm lòng tri ân để thể hiện sự tôn vinh của tập thể nhà trường đối với sự đóng góp của các chiến sĩ trong công cuộc bảo vệ tổ quốc tại quần đảo Trường Sa và các nhà giàn DK1. Các quân nhân xuất ngũ và thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự sau khi học xong sẽ được cấp bằng CĐ và có thể học liên thông lên ĐH. Ngoài ra, trường còn cam kết 100% đảm bảo việc làm có thu nhập cao góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho bản thân và gia đình các quân nhân", tiến sĩ Lê Lâm chia sẻ thêm.

Được biết, với học bổng toàn phần này, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chiến sĩ xuất ngũ có thể lựa chọn một trong 30 ngành học thuộc lĩnh vực y tế, kỹ thuật công nghệ, kinh tế, tài chính, sư phạm, ngoại ngữ... để theo học.

Theo Mỹ Quyên/TNO

Tin cùng chuyên mục

Khi luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, nhiều trường CĐ sư phạm đã bị mất tên do sáp nhập với trường nghề hoặc trường ĐH. Cuối năm 2023, dự thảo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm đưa ra lộ trình đến năm 2030 không còn đào tạo giáo viên tại các trường CĐ sư phạm và trường CĐ đa ngành.
Theo dự thảo của Bộ GD&ĐT, đến năm 2030 sẽ giảm hơn một nửa số trường cao đẳng sư phạm trên cả nước, chỉ còn khoảng 50 trường.
Cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin là những nhóm ngành công nghiệp trọng điểm của TP.HCM với nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề rất lớn, nhưng hiện số lượng đào tạo chưa đủ để đáp ứng.
Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục nhận hồ sơ tuyển sinh 2 ngành: Thương mại điện tử và Thiết kế thời trang cho đến hết ngày 31/10/2023.
Đây là chương trình phối hợp đào tạo giữa trường CĐ Việt Nam và doanh nghiệp ô tô của Đức tại Việt Nam. Theo đó, sinh viên học nghề được tài trợ toàn bộ chi phí học tập và được hỗ trợ sinh hoạt phí.
Bộ Công an đề xuất Thủ tướng sửa quy định nhằm cho phép ngành giữ lại ba trường cao đẳng, không xuống trung cấp vì “phát sinh nhiều thủ tục”.
Trắc nghiệm ngành nghề
Trắc nghiệm ngành nghề